Loại rau ‘trường thọ’ này là thực phẩm cao cấp trên thế giới nhưng ở Việt Nam đâu đâu cũng có

Rau khoai lang là thứ rau dân dã trước đây chỉ dành cho nhà nghèo. Ngày nay, người ta đã “phát hiện” ra rằng thứ rau này cũng rất ngon và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.

Tuy nhiên, nhiều người chưa biết, ở một số nước như châu Âu, Hồng Kông, Nhật Bản… rau khoai lang không còn là loại rau dân dã mà đã trở thành một loại thực phẩm cao cấp có mặt trong những nhà hàng sang trọng.

Trong y học cổ truyền, rau khoai lang đã được coi là một vị thuốc với nhiều tên gọi khác nhau như cam thử, phiên chử, là một loại rau có tính bình.

Món ngon chữa bệnh từ rau khoai lang

Rau khoai lang không độc, tốt cho thận, có thể chữa bệnh về lá lách, mát gan, lợi mật, bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, chữa bệnh vàng da, điều hòa kinh nguyệt, nam giới di tinh,…

Các nhà khoa học phát hiện dinh dưỡng trong rau khoai lang gấp nhiều lần so với trong củ khoai lang. Lấy ví dụ Vitamin B6 cao gấp 3 lần, vitamin C gấp 5 lần, vitamin B2 cao gấp 10 lần.

Lá khoai lang được ví ngang hàng với một loại ‘siêu’ thực phẩm là rau chân vịt, nhưng lượng a-xít axalic trong rau khoai lang ít hơn rất nhiều lần so với rau chân vịt, vì thế nguy cơ gây bệnh sỏi thận của rau khoai lang cũng ít hơn.

Các nhà khoa học cho biết trên thực tế, loài rau này còn tốt hơn nhân sâm. Mỗi 100 g rau tươi, có chứa 2,28 g protein, 0,2 g chất béo, 4,1 g carbohydrate, 16 mg kali, 2,3 mg sắt, 34 mg phốt pho, 6,42 mg caroten, 0.32 mg vitamin C.

Công dụng nổi bật của rau khoai lang:

– Thanh nhiệt, giải độc:

Rau khoai lang có tác dụng hiệu quả trong việc thanh nhiệt, làm mát cơ thể. Đặc biệt, loại rau này rất giàu chất diệp lục giúp làm sạch máu, loại bỏ độc tố trong cơ thể.

Làm món rau khoai lang xào tỏi nức mũi nhờ nguyên liệu đặc biệt này

– Chống lại sự oxy hóa trong cơ thể:

Trong rau khoai lang có chứa một loại protein độc đáo có khả năng chống lại sự oxy hóa đáng kể. Loại protein này có khoảng 1/3 hoạt tính chống ôxy hóa của glutathione – một trong những chất quan trọng có vai trò trong việc tạo các chất chống ôxy hóa trong cơ thể.

– Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường:

Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột. Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.

Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.

– Giúp phòng ngừa bệnh táo bón:

Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa bệnh táo bón.

– Giúp phòng bệnh béo phì:

Đơn giản bạn chỉ cần ăn khoai và rau lang luộc hoặc ăn chế độ 1/2 gạo, 1/2 khoai riêng rẽ, hoặc độn với nhau nấu cơm, cháo, bánh…sẽ giúp giảm cân hiệu quả.

Hướng dẫn cách làm món rau khoai lang xào tỏi ngon nức nở ! - iu ...

Món ngọn khoai lang xào bổ dưỡng đổi bữa cho cả nhà với công thức đơn giản:

* Chuẩn bị:

Ngọn khoai lang, tỏi, ớt, dầu ô liu, dầu mè muối, hạt nêm.

* Sơ chế:

+ Rửa ngọn khoai lang thật sạch, để ráo nước

+ Tỏi bỏ vỏ, đập dập

+ Ớt bỏ hạt thái lát

* Thực hành:

+ Phi nhanh tỏi trong chảo dầu ô liu, đổ rau xuống xào cùng

+ Đảo đều tay cho đến khi ngọn khoai lang ngót xuống. Thêm một chút nước, dầu mè, ớt, nêm nếm gia vị

+ Khi ngọn khoai lang vừa chín tới bày ra đĩa, ăn cùng cơm kèm theo các món ăn khác (thịt, cá,…) để cân bằng dinh dưỡng

Lưu ý khi dùng rau khoai lang làm thực phẩm:

– Khi ăn rau khoai lang nên ăn kèm với thịt động vật để cân bằng sinh dưỡng.

– Không ăn rau khoai lang quá nhiều và quá thường xuyên bởi loại rau này chứa nhiều canxi dễ gây sỏi thận.

– Không ăn rau khoai lang lúc đói vì điều đó sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể giảm xuống thấp hơn.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X