Cả gia đình phải nhập viện, người vợ thì mất mạng sau khi ăn mía giải khát, phát hiện có chất lạ trên thân mía

Mía vừa có thể ăn chơi lại cũng có thể dùng làm nước ép, rất tốt đối với sức khỏe. Nhưng mía sẽ biến thành độc dược nếu bạn không chú ý đến điểm sau.

Rất nhiều người có quan niệm sai lầm trong việc ăn mía. Ai cũng thích để lâu cho mía bị rượu (xuất hiện những đốm màu đỏ ở giữa thân), như vậy mía ăn sẽ ngon và ngọt hơn mà không hề hay biết lúc này mía đã biến thành chất độc hại.

Mía có dấu hiệu nhiễm độc

T.ử vong vì mía biến thành chất độc

Cũng vì vài khúc mía giải khát mà người phụ nữ ở Trung Quốc đã tử vong. Sau cái chết thương tâm của chị, anh chồng đã kể lại những dấu hiệu mà ngay ban đầu anh đã phát hiện ra vấn đề. “Bởi vì trời nóng, chúng tôi vừa leo núi vừa ăn mía.

Thực tế khi đó tôi cũng cảm thấy mía có vấn đề, mía có lõi màu đỏ, nhưng vợ tôi tiếc không vứt nó đi, kết quả là mọi người trong gia đình đều không ăn, cơ bản chỉ một mình vợ tôi ăn hết số mía còn lại”.

Sau khi ăn mía, các thành viên trong gia đình đều xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn ói, đau ngực, tuy nhiên riêng cô Vương là người bị nặng nhất. Gia đình vội vã đưa cô Vương đến bệnh viện để chẩn đoán.

Khi mới đến bệnh viện, không kịp thời làm hết các xét nghiệm, cô Vương đã xuất hiện tình trạng phổi bị sưng, độ bão hòa oxy trong máu giảm, suy hô hấp và các dấu hiệu sinh tồn không ổn định.

Bác sĩ Triệu Chí Cường, thuộc Khoa cấp cứu của bệnh viện cho biết: “Theo như miêu tả của người nhà bệnh nhân, kết hợp với các triệu chứng bệnh hiện tại, về cơ bản chúng tôi xem xét đến vấn đề ngộ độc mía nghiêm trọng”.

Mặc dù bệnh nhân sau khi nhập viện đã được các bác sĩ ở khoa gây mê, ICU, khoa tim và các khoa khác cùng nhau hội chẩn.

Tuy nhiên, trong lần đầu tiên cô Vương khởi phát bệnh cấp tính, các bác sĩ đã đặt nội khí quản cấp cứu và lập tức đưa vào ICU, nhưng tình trạng của cô Vương không khả quan, chức năng của các cơ quan trong cơ thể đã bị suy yếu, cuối cùng dẫn đến tử vong.

Tử vong vì mía bị nhiễm độc

Tại sao ăn mía lạ tử vong?

Các bác sĩ cho biết: Tháng 2 và tháng 4 là thời điểm loại nấm mốc cực độc trên mía sinh sôi nhiều nhất. Thế nên, người Trung Quốc mới có câu “mía thanh minh, độc hơn rắn”, để cảnh báo mọi người.

Vào mùa này, nhiệt độ thời tiết bắt đầu tăng, độ ẩm không khí cũng cao hơn mùa đông và cũng là là thời kì các loại nấm độc ở cây mía phát triển nhiều nhất.

Trên cây mía có một loại nấm mốc được gọi Arthrinium, một loại chất cực độc, chuyên sản sinh một loại độc tố thần kinh có tên “Axit 3-nitropropionic”, loại độc tố này chủ yếu gây tổn thương tới hệ thống thần kinh trung ương. Chỉ cần ăn phải chưa đến 0,5g chất này đã đủ gây ra hiện tượng ngộ độc ở người.

Cần chọn kỹ mía trước khi ăn

Vậy nên, ở thời điểm hiện tại nếu bạn muốn dùng mía làm một loại nước giải khát, hay ăn chơi cũng cần phải hết sức cẩn thận. Khi thấy phần thịt mía đã đổi màu trắng thành những đốm đỏ, mía có mùi lạ thì tốt nhất không được đưa vào miệng mà dùng.

Trường hợp nếu không phát hiện sớm, cơ thể ngộ độc sau khi ăn phải đến ngay bệnh viện để được kịp thời cứu chữa.

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X