5 thời điểm tắm cho con không khác gì dìm con xuống bể, bố mẹ ơi đừng vội!

Người lớn cũng có thể mất mạng chỉ trong tích tắc nếu tắm vào thời điểm này. Vì vậy, bố mẹ đừng vội cho con vào thau nước ngay mà chưa suy xét đó có phải là lúc thích hợp chưa nhé!

Tuần rồi, chị dâu đưa cháu em đi tiêm phòng ở phường về. Do chị không biết, thấy con nóng nên chị đưa đi tắm nước ấm. Lúc sau, mặc đồ vào cho con thì phát hiện chỗ tiêm nó sưng chù vù, đỏ tấy lên.

Sợ con bị phản ứng thuốc, chị đưa con đi viện ngay lập tức. May sao không phải là do sốc thuốc mà có thể là da cháu em nhạy cảm sưng lên khi gặp nước ấm.

Mà thật, sau một lúc chườm lạnh thì chỗ đó nó có bớt sưng hẳn. Sau vụ này, bác sĩ cũng cảnh báo chị em những thời điểm không nên đưa con đi tắm. Vì em cũng đang có con nhỏ nên chị ấy chia sẻ lại. Giờ em nhiều chuyện share cho các mẹ cùng biết để tránh nha!

Sau khi trẻ đi tiêm chủng về

Các mẹ biết đó, tại chỗ tiêm bao giờ cũng sẽ có một lỗ nhỏ và cần thời gian để khít lại. Một số mẹ ở quá sạch, sợ con ra ngoài bụi bẩn hoặc phòng con sốt sau tiêm nên cho con đi tắm ngay.

Kết quả hình ảnh cho Sau khi trẻ đi tiêm chủng về

Vô hình trung, nếu nước tắm chưa được chuẩn bị kỹ, vi khuẩn có thể qua lỗ nhỏ ở chỗ tiêm mà xâm nhập vào cơ thể và tấn công bé, gây phản ứng sưng đỏ và đơ cứng. Do đó, sau khi tiêm, tốt nhất mẹ đừng nên tắm cho bé ngay nhé!

Trẻ tiêu chảy, nôn mửa thường xuyên

Một số bé bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, người có mùi nên mẹ cho đi tắm để phòng người bẩn, sinh thêm bệnh. Động thái cực kỳ cẩn thận này của mẹ lại vô hình trung khiến trẻ có thể bị nhiễm nước và bệnh chồng bệnh.

Kết quả hình ảnh cho Trẻ tiêu chảy, nôn mửa thường xuyên

Lý do là vì khi bị tiêu chảy, bé bị thiếu nước, mất sức, rối loạn tiêu hóa và thậm chí là nhiễm trùng tiêu hóa khiến bé ói mửa liên tục. Nếu tắm vào lúc này sẽ rủi ro cao hơn. Tốt nhất, nên cho bé nằm phòng thoáng mát, lau mình sạch sẽ hàng ngày tại các vị trí đầu, cổ, bẹn và rửa tay chân sau mỗi lần đi ngoài.

Tắm ngay khi vừa ăn no

Nếu được tắm ngay khi vừa ăn no, các mạch máu trong cơ thể bé sẽ giãn nở, tăng lưu lượng máu qua da nhiều hơn, do đó làm giảm khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng.

Chưa kể, nguy cơ trúng thực, nôn ói sau khi tắm trong lúc bụng no căng có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm. Tốt nhất, nên tắm cho bé trước bữa ăn hoặc nếu sau khi ăn phải cách ít nhất 2 tiếng.

Trẻ sốt quá cao

Thấy con sốt cao, để hạ sốt nhanh, nhiều mẹ cho bé vào ngâm mình trong bồn nước để hạ nhiệt. Thế nhưng, các mẹ nên nhớ cách làm này chỉ được dùng khi có bác sĩ theo dõi và chỉ định. Lý do là vì các mẹ không thể biết chính xác nhiệt độ nước cần thiết cho sức khỏe của bé trong thời điểm hiện tại.

Kết quả hình ảnh cho Trẻ sốt quá cao

Hơn thế, mẹ cũng có thể quên cách làm này chỉ được áp dụng trong một căn phòng kín gió. Nếu sơ ý tắm bé khi sốt kèm theo ớn lạnh, nguy cơ co giật sẽ và tăng nhiệt sẽ đặt bé vào nguy hiểm khôn lường. Ngoài ra, đối với những bé cơ địa yếu, có thể dẫn tới phong hàn và sốt tái sốt.

Tổn thương ngoài da

Không phải trường hợp nào bé bị mụn nhọt, chóc lở da cũng kiêng tắm. Nhưng mẹ phải khôn ngoan hỏi ý kiến bác sĩ xem có nên tắm cho con hay không khi trên người bé đang mang vết thương hở hoặc chốc lở.

Ngoài ra phải kiểm tra kỹ nguồn nước tắm cho con, đảm bảo nhiệt độ và chắc chắn nước phải sạch nhé! Tốt nhất, mẹ nên dùng khăn mềm, thấm nước ấm và lau nhẹ nhàng để làm sạch là ổn nhé!

Theo giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X