Những dấu hiệu sớm của áp xe ngực – Mẹ đang cho con bú bắt buộc phải biết!

Một trong những nỗi ám ảnh của các bà mẹ sau sinh nói chung và những chị em nuôi con bằng sữa mẹ nói riêng đó chính là áp xe ngực.

Căn bệnh này có thể đem đến nhiều phiền toái, sự đau đớn cũng như những hậu quả vô cùng nguy hiểm đối với chị em phụ nữ. Không những thế, chúng còn gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn sữa cũng như việc nuôi con bằng sữa mẹ của những chị em đang cho con bú.

Áp xe ngực nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể khiến các mẹ phải gánh chịu các biến chứng đáng sợ như nhiễm khuẩn hoại tử, phải cắt bỏ một phần bộ phận cơ thể hoặc viêm xơ tuyến vú mãn tính.

Kết quả hình ảnh cho áp xe ngực

Áp xe ngực là một căn bệnh hay còn gọi là một ổ viêm trong tuyến vú do những vi khuẩn gây ra.

Thông thường, những vi khuẩn trên da không có cơ hội xâm nhập gây bệnh nhưng nếu cơ thể của người phụ nữ đang mệt mỏi, suy nhược và xuất hiện những vết xước trên đầu ngực, chúng sẽ lợi dụng điều đó để gây viêm và áp xe.

Ổ viêm này sẽ gây sưng đau, chảy mủ và còn có thể gây hoại tử một phần cơ thể vô cùng nguy hiểm.

Hai loại vi khuẩn dễ là tác nhân gây áp xe ngực nhất đó chính là vi khuẩn tụ cầu và liên cầu hoặc kết hợp cả hai. Các vi khuẩn này hoạt động mạnh mẽ hơn trong thời tiết nắng nóng, tuy nhiên, vào bất cứ thời điểm nào thì chị em phụ nữ vẫn có nguy cơ bị áp xe ngực.

Kết quả hình ảnh cho áp xe ngực

Trong giai đoạn đầu tiên, áp xe ngực xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo như người bệnh sẽ bị sốt cao đột ngột, thường là 40 độ, rét run cho dù thời tiết có đang nóng nực, chóng mặt, đau đầu, cảm thấy cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu. Phần ngữ trở nên sưng viêm, đau đớn, hạch ở nách cũng sưng to.

Bên cạnh đó, phần vai và cánh tay thường xuyên bị mỏi, đau nhức mỗi lần cử động. Nếu ở viêm nằm bên ngoài gần bề mặt da, ngay bề mặt tuyến vú thì chị em có thể dễ dàng nhận thấy được sự sưng đỏ, nếu ổ viêm nằm sâu bên trong thì có thể nhìn bên ngoài không phát hiện được bất cứ dấu hiệu nào.

Trong giai đoạn tiếp theo, khi ổ áp xe phát triển mạnh và trở nên nặng hơn, chị em vẫn sẽ xuất hiện những triệu chứng tương tự như ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên lúc này, những triệu chứng đó sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Kết quả hình ảnh cho áp xe ngực

Người bệnh ngày càng cảm thấy đau nhức, khó chịu, chóng mặt mệt mỏi, rét run, người tái xanh, nhiễm độc. Hệ thống tĩnh mạch ở dưới da nổi lên rất rõ, hạch bạch huyết sưng, núm vú tụt sâu vào trong. Nếu ổ áp xe thông với các ống dẫn sữa thì ta có thể dễ dàng bắt gặp tình trạng đầu ngực tiết ra sữa lẫn mủ trong đó.

Phải làm gì để ngăn ngừa áp xe ngực

Theo nghiên cứu, có khoảng 10 – 30% phụ nữ sau sinh và cho con bú bị áp xe ngực. Áp xe ngực thường xảy ra với các chị em có thể trạng béo phì, thừa cân, có khuôn ngực lớn và không giữ gìn vệ sinh kỹ lưỡng.

Không những thế, các lý do sau đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho chị em phải lâm vào tình trạng đau đớn vì áp xe vú, mẹ sau sinh và đang cho con bú nên chú ý để tránh xa:

– Mẹ cho con bú không đúng cách, bị sai tư thế

– Mẹ để cho bé thường xuyên cắn, nhai dẫn đến việc đầu ngực bị trầy xước

– Tắc ống dẫn sữa

– Mặc áo ngực quá chật, không vệ sinh kỹ lưỡng mỗi ngày

– Cho trẻ bú không đủ số lần gây ra tình trạng sữa tích tụ trong ngực dễ khiến mẹ bị áp xe

Kết quả hình ảnh cho áp xe ngực

Các bác sĩ có lời khuyên dành cho các mẹ sau sinh đang cho con bú rằng, điều kiện tiên quyết để tránh xa áp xe ngực đó chính là phải giữ vệ sinh sạch sẽ và hãy cố gắng giữ cho phần ngực không bị trầy xước, cho bú đều hai bên, nếu sữa nhiều mà trẻ bú không hết, chị em nên vắt sữa ra trữ dần, không để ngực ứ đọng sữa sẽ rất dễ bị áp xe.

Bên cạnh đó, khi thấy những dấu hiệu này hãy lập tức đến bệnh viện gặp bác sĩ để thăm khám ngay. Việc chẩn đoán và điều trị sớm sẽ vô cùng hữu ích cho các chị em thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên áp xe ngực:

– Cảm thấy đau ngực khi cho con bú

– Một phần ngực bị đau, sưng đỏ

– Đầu vú tiết ra dịch lạ và bị tụt vào trong.

Theo GĐM

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X