Đàn ông không quý trọng bố mẹ vợ thì lấy tư cách gì bắt vợ đội nhà mình lên đầu

Có qua có lại, câu nói qua ngàn đời nay vẫn thấy đúng. Nếu không thể đối xử tốt với bố mẹ vợ, anh nghĩ mình có tư cách gì để bắt cô ấy phải tốt với bố mẹ mình không?

Phụ nữ Việt Nam từ khi sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội bởi tư tưởng trọng nam khinh nữ từ ngàn đời. Đặc biệt là sau khi kết hôn, gánh nặng về trách nhiệm của người vợ càng lúc càng đè nặng trên vai.

Nào là, bổn phận khi về nhà chồng, nào là nghĩa vụ của con dâu với bố mẹ chồng. Với chồng phải ngoan ngoãn, nghe lời, với bố mẹ chồng thì phải lễ phép, đảm đang… vân vân và mây mây.

Người ta cứ mặc nhiên đòi hỏi người phụ nữ phải sống sao cho ‘công, dung, ngôn, hạnh’ với chồng, với nhà nội. Nhưng chẳng có ai một lần mảy may nghĩ lại xem người chồng phải cư xử làm sao với nhà vợ để đáp lại điều ấy.


Phụ nữ sau khi kết hôn thường nhanh chóng nhận ra rằng: Nhà chồng chính là nhà của mình, nhưng với chồng cô thì con rể lại là khách. Trong suy nghĩ của các ông chồng, phụ nữ “xuất giá tòng phu” là chuyện đương nhiên phải theo nhà mình, bố mẹ chồng sẽ trở thành bố mẹ của vợ luôn.

Bởi tư duy ấy nên rất nhiều người phụ nữ mặc nhiên phải phục tùng, phải hiếu thuận với bố mẹ anh ấy và hòa nhập vào gia đình nhà chồng. Trong khi chồng thì lại chỉ biết dửng dưng trước mọi trách nhiệm với nhà vợ. Họ nghiễm nhiên coi bố mẹ vợ là người dưng, chẳng liên quan gì đến mình và cũng chẳng cần chăm sóc, báo hiếu.

Chính vì cách đối xử khác biệt, bên trọng bên khinh của chồng đó mà chị Loan không ít lần cảm thấy chạnh lòng, tủi thân khi nghĩ về gia đình nhà ngoại.

“Về làm dâu được bao nhiêu năm, thế nhưng chị Loan rất buồn vì lúc con gái chưa bao hiếu gì được cho bố mẹ đẻ, đến lúc lấy chồng lại gặp phải người chồng coi nhà vợ chẳng ra gì.

Vốn là một người đàn ông gia trưởng, chồng Loan luôn quan niệm con gái lấy chồng như bát nước hắt đi, chẳng còn mấy liên quan hay dính dáng tới gia đình nữa. Đối với anh chỉ có gia đình đằng nội mới quan trọng, cái gì anh cũng vun vén cho gia đình mình, còn nhà vợ đã có các cậu, các dì lo.

Vợ chồng lấy nhau bao năm mà lúc nào anh cũng khách sáo, xem nhà ngoại như người dưng nước lã, nhiều lúc Loan tủi thân, khóc một mình vì thương cha nhớ mẹ. Dạo gần đây, vợ chồng chị thường xuyên xảy ra những cuộc tranh cãi gay gắt với nhau.

Quan điểm của chồng là Loan phải phục tùng bố mẹ của anh, phải hòa nhập vào gia đình nhà chồng. Nhưng điều lạ lùng là anh không làm điều tương tự đối với gia đình nhà vợ. Anh luôn tỏ ra lạnh nhạt, thậm chí tránh né bố mẹ vợ, dường như trong anh có 2 quan điểm khác lạ về gia đình.

Và đương nhiên, Loan không thể chấp nhận cách hành xử của anh đối với bố mẹ mình như vậy. Loan mạnh mẽ bảo thẳng với chồng: “Nếu anh còn tiếp tục cư xử với bố mẹ em như vậy thì cũng đừng mong cô con dâu này đội nhà chồng lên đầu. Không có mùa xuân ấy đâu”.

Câu chuyện của gia đình chị Loan tưởng lạ mà lại vô cùng quen thuộc trong một phần nào đó của bộ phận gia đình Việt. Trong khi đàn ông luôn bắt vợ mình phải phục tùng, phải chăm chăm học cách lấy lòng bố mẹ chồng.

Thì ngược lại, đối với phụ nữ thì họ luôn nhìn cách chồng của mình đối xử với gia đình vợ mà đối xử tương tự với gia đình chồng y như thế. Chồng ăn ở với nhà vợ ra sao thì vợ đối xử với nhà chồng như vậy thôi.

Hình ảnh có liên quan

Hãy luôn nhớ một điều rằng trong cuộc hôn nhân này, phụ nữ mới là người thiệt thòi nhất. Bởi cô ấy phải rời xa bố mẹ mình, rời bỏ căn phòng thân thuộc suốt bao năm, một mình chuyển đến nơi xa lạ để chăm sóc, phụng dưỡng và chiều lòng mẹ chồng, người nhà chồng.

Thế nên, đừng bao giờ chỉ biết nhận mà không biết trao đi, muốn vợ đối xử tốt với bố mẹ chồng, trước hết các anh hãy coi người nhà vợ là người thân đi đã. Hãy chăm lo cho nhà vợ chu toàn như cách các anh đòi hỏi vợ phụng dưỡng bố mẹ mình. Lúc đó chẳng cần đàn ông phải nói, phụ nữ tự biết cách cư xử đúng lễ nghi.

Theo Giadinhmoi

script async src="https://securepubads.g.doubleclick.net/tag/js/gpt.js">
X